Laptop Star
  • Home
  • Laptop – PC
  • Mẹo hay
  • Kinh nghiệm
  • Bệnh viện laptop
Thứ Bảy, Tháng Năm 28, 2022
No Result
View All Result
  • Home
  • Laptop – PC
  • Mẹo hay
  • Kinh nghiệm
  • Bệnh viện laptop
No Result
View All Result
Laptop Star
No Result
View All Result
Home Mẹo hay

Bật mí cách phát Wifi từ máy tính đơn giản nhất

binhyb by binhyb
28 Tháng Ba, 2022
in Mẹo hay
0
Cách phát Wifi từ máy tính
0
SHARES
14
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Vào một ngày đẹp trời bạn bỗng dưng quên mật khẩu Wifi hay chiếc modem Wifi nhà bạn đột nhiên hỏng. Đừng lo, trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn phát wifi từ máy tính đơn giản và dễ thực hiện nhất.

Có thể phát wifi từ laptop, PC Windows không?

Câu trả lời là CÓ. Máy tính hay PC Windows đều có thể phát wifi như một chiếc modem thực thụ. Đây là một chức năng rất hữu ích để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Chỉ cần chọn một cách phát wifi từ máy tính dưới đây mà bạn cho là đơn giản và dễ dàng nhất rồi sau đó thực hiện như hướng dẫn sau là bạn có thể phát wifi thành công.

Ưu và nhược điểm của wifi được phát ra từ máy tính

Trong mục này chúng ta sẽ liệt kê ra những ưu và nhược điểm của các cách phát wifi từ máy tính. Từ đó bạn có thể tham khảo để chọn ra cách phù hợp nhất.

1. Ưu điểm

  • Không sử dụng phần mềm: Đây là cách phát wifi từ máy tính được đánh giá cao nhất nhờ tốc độ internet nhanh và ổn định. Bạn cũng không cần phải sử dụng thêm bất cứ phần mềm nào để hỗ trợ.
  • Sử dụng phần mềm: Chỉ cần bạn đã cài xong phần mềm, thao tác sẽ vô cùng nhanh chóng và đơn giản để có thể phát wifi thành công.

2. Nhược điểm

  • Không sử dụng phần mềm: Bạn cần phải có một chút kiến thức về máy tính và câu lệnh hệ thống để sử dụng được cách này
  • Sử dụng phần mềm: Cài phần mềm của một bên thứ ba khiến bạn sẽ mất thêm thời gian và dung lượng của máy tính để lưu trữ. Đó là chưa kể tới việc phần mềm có thể gây nặng máy và khiến chiếc máy tính của bạn chạy chậm đi.

Các cách phát wifi từ máy tính đơn giản, hiệu quả

Có 2 cách phát wifi từ máy tính mà mọi người có thể tham khảo:

Phát Wifi từ máy tính Windows không sử dụng phần mềm

Cách 1: Thông qua Network and Sharing Center (Win 7)

Dưới đây là cách phát wifi từ máy tính bàn Win 7:

Bước 1: Bấm chọn biểu tượng Network nằm trên thanh Taskbar.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7)

Bước 2: Click vào mục Open Network And Sharing Center.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (1)

Bước 3: Bấm mở Set up a new connection or network trong hộp thoại được mở lên.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (2)

Bước 4: Kéo con trỏ chuột xuống rồi bấm chọn mục Set up a wireless ad hoc (computer-to-computer) network  rồi bấm Next.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (3)

Tiếp tục bấm Next.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (4)

Bước 5: Cài đặt một số mục quan trọng.

  • Network name: Tên của mạng wifi.
  • Security Type: Tùy chọn bảo mật của mạng wifi.
  • Security Key: Cài đặt mật khẩu của wifi.

Khi đã thiết lập xong, tiếp tục bấm Next.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (5)

Chờ wifi được cài đặt.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (6)

Bước 6: Sau khi mạng Wifi được cài đặt thành công. Bấm chọn Close.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (7)

Mạng wifi đã được tạo thành công.

Thông qua Network and Sharing Center (Win 7) (8)

Cách 2: Thông qua Windows Settings ( Win 10)

Bước 1: Vào menu Start chọn Setting.

Thông qua Windows Settings ( Win 10)

Bước 2: Chọn mục Network and Internet.

Thông qua Windows Settings ( Win 10) (1)

Bước 3: Tìm kiếm mục Mobile Hotspot, gạt công tắc sang On tại mục Share my Internet Connection with other devices.

Thông qua Windows Settings ( Win 10) (2)

Bước 4: Tại mục Share my Internet connection from chọn Wifi, sau đó bấm Edit để thay đổi Network name và Password.

Thông qua Windows Settings ( Win 10) (3)

Bước 5: Chỉnh sửa tên điểm truy cập và mật khẩu rồi chọn Save để lưu lại thông tin.

Thông qua Windows Settings ( Win 10) (4)

Wifi đã được thiết lập thành công.

Thông qua Windows Settings ( Win 10) (5)

Cách 3: Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10

Sau đây sẽ là cách phát wifi từ máy tính Win 10 chi tiết nhất, dành cho người dùng tham khảo và áp dụng dễ dàng. 

Bước 1: Bấm chọn Menu Start (biểu tượng hình cửa sổ ở góc trái bên dưới màn hình) rồi gõ Command Prompt. Sau đó chọn Run as administrator.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10

Bước 2: Khi cửa sổ màu đen hiện lên, bạn nhập dòng lệnh như sau (có thể copy cho tiện):  netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=ten_wifi key= mat_khau, sau đó bấm Enter.

Ví dụ: netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=UTC2 key= 12345678.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10 (1)

Bước 3: Nhập câu lệnh Netsh wlan start hostednetwork để phát wifi.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10 (2)

Bước 4: Bấm đồng thời cả phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 5: Trong hộp thoại Run nhập câu lệnh ncpa.cpl rồi nhấn Enter.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10 (3)

Bước 6: Trong giao diện Network Connections, nhấp chuột phải vào biểu tượng Wifi đang sử dụng, chọn Properties.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10 (4)

Bước 7: Chọn mục Sharing, tại đây bấm chọn Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10 (5)

Ở mục Home networking connection , tích chọn mạng tương ứng với  wifi vừa được tạo rồi bấm OK để hoàn thành.

Phát Wifi thông qua Command Prompt (Admin) trên Win 10 (6)

Cách 4: Cách phát wifi từ trình duyệt web UC Browser

Ngoài những cách phát wifi ở trên thì chúng ta còn cách phát wifi từ máy tính để bàn thông qua trình duyệt Web UC Browser phiên bản dành cho máy tính Windows.

Bước 1: mở trình duyệt UC Browser, bấm chọn hình Wifi ở góc trên bên phải của trình duyệt. Trong hộp thoại hiện ra, bấm chọn Turn on UC free wifi để phát wifi.

Bước 2: Bấm chọn vào hình cây bút màu trắng để chỉnh sửa thông tin điểm phát wifi.

Bước 3: Mục SSID dùng để đổi tên wifi. UC WIFI mặc định phải có kèm theo tối đa 5 ký tự. Sau đó đổi mật khẩu wifi trong mục password rồi lưu lại cài đặt.

Nếu bạn muốn tắt wifi, chỉ cần bấm TURN OFF hoặc đơn giản hơn là đóng trình duyệt UC Browser lại.

Cách phát wifi từ trình duyệt web UC Browser

2. Cách phát Wifi từ máy tính Windows cần phần mềm 

Cách 1: Sử dụng ứng dụng My Public Wifi

Đây là phần mềm miễn phí được rất nhiều người sử dụng đánh giá cao nhờ tính năng chia sẻ wifi ở tốc độ cao và ổn định. Bên cạnh đó tính năng bảo mật ở phần mềm này cũng được làm rất tốt.

Để phát wifi trên My Public Wifi cũng khá đơn giản, người dùng chỉ cần thiết lập các thông tin cơ bản như tên điểm truy cập, mật khẩu rồi chọn cổng mạng. Sau đó bấm  Setup and Start Hotspot là có thể phát wifi. Thêm vào đó, bạn cũng dễ dàng kiểm soát được các thiết bị đến mạng Wifi của mình.

Sử dụng ứng dụng My Public Wifi

Cách 2: Sử dụng ứng dụng mHotspot

Với phần mềm này, bạn sẽ có thêm cách phát wifi từ PC của mình một cách đơn giản và dễ dàng. Phần mềm mHotspot cũng sẽ cung cấp cho người dùng thông tin sử dụng wifi dựa trên thời gian sử dụng thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ dàng quản lý được số người đang kết nối và bật – tắt wifi một cách dễ dàng.

Cách 3: Sử dụng ứng dụng Maryfi

Phần mềm Maryfi cho phép người dùng tạo và quản lý mạng wifi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, điều khiến phần mềm này kén người dùng là bởi vì nó yêu cầu người sử dụng phải cài đặt mạng wifi thủ công.

Như vậy chúng ta đã biết thêm được rất nhiều cách phát wifi trên máy tính. Hãy chọn một cách bạn thấy đơn giản và dễ thực hiện nhất để thực hành ngay bây giờ. Chúc các bạn thành công!.

Previous Post

Nguyên nhân loa Laptop bị rè và cách khắc phục đơn giản

Next Post

Nguyên nhân và cách sửa lỗi không mở được camera trên Win 10

Next Post
Lỗi laptop không mở được camera

Nguyên nhân và cách sửa lỗi không mở được camera trên Win 10

Card đồ họa hay còn gọi là card màn hình giúp xử lý hình ảnh

Card đồ họa là gì? Hướng dẫn kiểm tra card đồ họa laptop

6 Tháng Mười Một, 2021
Phần mềm Blackmagic Disk Speed Test

TOP 3 phần mềm test thẻ nhớ trên PC cho kết quả chính xác

26 Tháng Một, 2022
Lỗi màn hình laptop bị xoay ngược

Phím tắt xoay màn hình Laptop nhanh gọn

23 Tháng Chín, 2021
Lỗi laptop không mở được camera

Nguyên nhân và cách sửa lỗi không mở được camera trên Win 10

28 Tháng Ba, 2022
Làm thế nào để biết máy tính thiếu driver máy in?

Hướng dẫn cách khắc phục lỗi không cài được máy in do driver

12 Tháng Một, 2022
lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key

Cách sửa lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key

1 Tháng Mười, 2021
Quảng cáo
ADVERTISEMENT
Chọn ứng dụng cần đưa ra màn hình và nhấn OK là xong

Cách đưa My Computer ra Desktop Win 10 và Win 7 thuận tiện

23 Tháng Chín, 2021

Cách hẹn giờ tự tắt máy tính khi không sử dụng trên Win 10

14 Tháng Một, 2022

Hướng dẫn thủ thuật chia đôi màn hình máy tính đơn giản trên Win 10

23 Tháng Chín, 2021

Hướng dẫn cách kiểm tra driver Win 7 và thủ thuật cập nhật, xóa gỡ driver

12 Tháng Một, 2022

Chia sẻ: TOP 8 phần mềm phát wifi từ máy tính thông dụng nhất

10 Tháng Hai, 2022

TOP 6 phần mềm hẹn giờ tắt máy tính tự động khi không sử dụng

8 Tháng Mười Hai, 2021

Chia sẻ cách lựa chọn RAM 4GB DDR3 bus 1066 1333 1600

23 Tháng Chín, 2021

Cách khắc phục lỗi không tắt được máy tính Win 10 và Win 7

20 Tháng Một, 2022

Phím tắt xoay màn hình Laptop nhanh gọn

23 Tháng Chín, 2021

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi font chữ Win 10, Win 7

10 Tháng Mười Hai, 2021

Laptopstar | Blog chia sẻ mẹo hay laptop, giúp bạn tối ưu hiệu suất laptop

Chuyên mục

  • Bàn phím
  • Bệnh viện laptop
  • Camera
  • Chưa được phân loại
  • CPU
  • Font chữ
  • Kinh nghiệm
  • Laptop – PC
  • Loa
  • Máy in
  • Mẹo hay
  • Phần mềm – Ứng dụng
  • Thẻ nhớ

Recent News

Kiểm tra tốc độ mạng online bằng Speedtest.net

3 cách kiểm tra tốc độ mạng cần thiết trên Windows

10 Tháng Năm, 2022
Công cụ EaseUS Data Recovery Wizard

Giải pháp cứu dữ liệu thẻ nhớ bị format hiệu quả trong gang tấc

19 Tháng Tư, 2022

No Result
View All Result
  • Home