Bạn muốn tự mình tìm hiểu thông số cấu hình máy tính để xem thiết bị mà mình vừa mua có đúng với công bố của nhà sản xuất? Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gợi ý một số lệnh kiểm tra cấu hình máy tính nhanh chóng, chính xác mà không cần phải cài đặt phần mềm rườm rà phức tạp, cùng theo dõi nhé.

Cấu hình máy tính là gì?
Trước khi tìm hiểu các lệnh kiểm tra cấu hình máy tính, chúng ta cùng xem khái niệm cấu hình máy tính là gì nhé. Theo đó, cấu hình máy tính được hiểu là toàn bộ các thông số kỹ thuật của phần cứng được tích hợp lên máy, gồm thông số card màn hình, card mạng, chip xử lý, dung lượng RAM, bus RAM, kích thước màn hình, kích cỡ tổng thể của máy. Đi kèm với các loại cổng kết nối được trang bị, dung lượng pin, kích thước ổ cứng,…

Tại sao cần kiểm tra cấu hình máy tính?
Việc kiểm tra cấu hình máy tính sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sau:
- Xác định xem thông số cấu hình máy có đúng với thông tin mà nhà sản xuất đưa ra.
- Xác định xem cấu hình máy có đủ mạnh để tải và cài đặt các tựa game, ứng dụng không. Qua đó giúp việc nâng cấp cấu hình máy tính cho phù hợp.
- Xác định xem cấu hình máy có phù hợp với hệ điều hành, cần cài đặt hay nâng cấp không.
>> Xem thêm: 2 cách kiểm tra cấu hình laptop Dell đơn giản và nhanh chóng
Các lệnh kiểm tra cấu hình máy tính nhanh chóng
1. Lệnh DirectX Diagnostic Tool
Sử dụng lệnh DirectX Diagnostic Tool sẽ giúp bạn biết được phần lớn thông tin cấu hình máy tính.
Đầu tiên, bạn hãy bấm tổ hợp phím Windows + R và gõ lệnh dxdiag, rồi nhấn nút OK.

Lúc này, màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ DirectX Diagnostic Tool và bạn có thể kiểm tra thông số cấu hình cụ thể như sau:
– Tab System: Hiển thị cấu hình tổng thể của thiết bị, bao gồm:
- Computer Name: Tên máy tính
- Operating System: Tên của hệ điều hành đang sử dụng
- Language: Ngôn ngữ của hệ điều hành
- System Manufacturer: Tên của nhà sản xuất máy tính
- System Model: Model máy tính
- BIOS: Phiên bản update của BIOS
- Processor: Tên CPU
- Memory: Dung lượng RAM
- Page file: Dung lượng file bộ nhớ ảo
- DirectX Version: Phiên bản DirectX đang sử dụng

– Tab Display: Hiển thị các thông tin về màn hình của máy tính

– Tab Sound: Hiển thị thông tin về các thiết bị âm thanh của máy tính

– Tab Input: Hiển thị thông tin về thiết bị nhập liệu (bàn phím, chuột,…) của máy tính

2. Lệnh msinfo32
Tương tự như cách trên, bạn cũng nhập lệnh msinfo32 ở hộp thoại Run. Tuy nhiên, lệnh này chỉ được thực hiện với máy tính chạy Windows 10 trở lên, và cũng cho phép bạn kiểm tra đầy đủ các thông số cấu hình máy tính.
Trước hết, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, rồi nhập lệnh msinfo32 vào hộp thoại và nhấn vào nút OK hoặc Enter.

Lúc này, cửa sổ System Information sẽ xuất hiện và cung cấp các thông tin như: Tên hệ điều hành, phiên bản Windows 32 bit hay 64 bit, tên hệ thống, tên nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý đang sử dụng, thông số RAM,…hay một số mục khác như Hardware Resources (thông tin về phần cứng của máy tính), Components (thông tin về các thiết bị ngoại vi), Software Environments (thông tin về phần mềm của máy tính).

Tổng kết
Sau khi đã kiểm tra cấu hình máy tính xong, để biết cấu hình máy tính của bạn mạnh hay yếu, có thể tham khảo cách kiểm tra cấu hình máy tính này.
Trên đây là một số lệnh kiểm tra cấu hình máy tính nhanh chóng và chính xác giúp bạn có thể tự mình tìm hiểu thông số của thiết bị tại nhà. Đồng thời, nếu thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân của mình biết cùng nhé.