Laptop Star
  • Home
  • Laptop – PC
  • Mẹo hay
  • Kinh nghiệm
  • Bệnh viện laptop
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
No Result
View All Result
  • Home
  • Laptop – PC
  • Mẹo hay
  • Kinh nghiệm
  • Bệnh viện laptop
No Result
View All Result
Laptop Star
No Result
View All Result
Home Bệnh viện laptop

Cách sửa lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key

binhyb by binhyb
1 Tháng Mười, 2021
in Bệnh viện laptop
0
lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key

lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key

0
SHARES
4.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nếu một ngày bạn mở máy lên và chỉ xuất hiện dòng chữ No bootable device is detected – insert boot disk and press any key. Mình tin chắc rằng bạn sẽ thắc mắc tại sao mới hôm qua máy còn bình thường nay đã hiện thông báo này. Máy tính, Laptop mình đã bị gì?

lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key
lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key

Lỗi No bootable device is detected – insert boot disk and press any key gặp tương đối nhiều. Nếu bạn sử dụng máy tính, Laptop thì bạn ít nhất sẽ gặp một lần. Tuy nhiên, đa số trường hợp gặp phải thông báo này đều có thể tự khắc phục được. Nhưng một số trung tâm sửa chữa máy tính, Laptop sẽ báo bạn hư Windows và phải cài Windows. Việc này sẽ làm bạn mất đi dữ liệu đang làm việc khi để trên ổ đĩa Windows, thường là ổ C. Và tốn kém của bạn một khoản tiền để cài lại hệ điều hành.

Để tránh trường hợp đó LaptopStar sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi No bootable device – insert boot disk and press any key. Bạn cứ thực hiện các bước từ đơn giản đến phức tạp. Nếu thực sự bị lỗi nặng bạn nên mang máy đến các trung tâm sửa chữa máy tính uy tín để được hỗ trợ. Nhưng đa số với 1, 2 bước đầu bạn đã khắc phục được lỗi.

Máy tính, Laptop không nhận thiết bị boot

Với người dùng thông thường thiết bị boot là ổ cứng HDD hoặc SSD. Có thể vì một lý do gì đó mà máy của bạn không nhận ổ cứng nữa. Như ổ cứng bị tụt ra khỏi cổng kết nối do Laptop hay di chuyển. Hoặc ổ cứng bị hư hẳn nên không còn thiết bị boot nữa. Hoặc vô tình bị chuyển chế độ boot.

1. Kiểm tra BIOS

Đầu tiên, bạn vào BIOS kiểm tra xem máy bạn có nhận ổ cứng không. Nếu bạn không biết, bạn có thể tham khảo bài viết Cách vào BIOS một số dòng máy thông dụng. Khi vào được BIOS, tìm boot xem bạn có ổ cứng không.

Như hình trên ta thấy Boot Option #1 là USB, #2 là ổ cứng, và #3 là DVD. Nếu bạn đặt boot P0 (ổ cứng) sau DVD và USB. Nếu USB hoặc DVD mà bạn đang cắm vào máy chiếm quyền boot, và nó không có phân vùng boot nên báo lỗi. Lúc đó, bạn nên rút USB và lấy DVD ra, khởi động lại có thể sẽ hết. Hoặc có thể chọn P0 lên thành Boot Option #1. Như vậy bạn sẽ boot ổ cứng trước.

2. Sai chế độ Boot

Máy tính và Laptop sử dụng phổ thông sẽ có 2 chế độ boot là Legacy và UEFI. Nếu ổ cứng định dạng MBR thì chỉ chạy được trên Legacy và GPT chỉ chạy được trên UEFI. Nếu bạn thấy khó hiểu thì mình sẽ nói đơn giản hơn. Ở cứng bạn cài đặt trên chế độ Legacy thì chỉ chạy được khi BIOS boot chế độ Legacy. Và ngược lại, UEFI chỉ chạy trên UEFI. Vì lý do gì đó mà bạn bị chuyển chế độ boot làm máy bị lỗi No bootable device is detected.

Với lỗi này bạn khắc phục tương đối đơn giản. Nếu bạn có USB cứu hộ, vào USB cứu hộ xem ổ cứng mình đang là GPT hay MBR. Nếu MBR thì ta chuyển chế độ boot thành Legacy. Còn GPT thì ta chuyển thành UEFI. Như vậy là khắc phục được. Nhưng nếu bạn không có USB cứu hộ thì bạn cứ chuyển lần lượt từng cái một. Khởi động lại là được.

3. Windows bị mất boot

Nếu bạn đã chuyển qua lại giữ 2 chế độ boot vẫn không được. Bạn chuyển lại chế độ boot ban đầu. Sử dụng USB cứu hộ, dùng Bootice để nạp lại boot cho Windows. Nếu bạn không có USB bạn có thể mang đến các trung tâm sửa chữa Laptop tại TP HCM để được hỗ trợ. Thông thường bạn sẽ mất một khoản phí nhỏ để nạp lại boot.

Bạn có thể mang đến LaptopStar. Việc nạp lại boot tại LaptopStar hoàn toàn miễn phí. Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài phút. Nên bạn không cần phải để lại máy.

nạp lại boot để khắc phục no bootable device – insert boot disk and press any key.

4. Lỗi phân vùng cài Windows

Với người dùng thông thường không vọc vạch gì. Thì lỗi này tương đối thấp, thậm chí không có. Nhưng nếu thực sự bị lỗi này thì bạn nên mang máy đến các trung tâm sửa chữa Laptop để người ta giúp bạn. Vì có thể bạn đã bị mất cả dữ liệu trên ổ cứng. Các trung tâm có thể giúp được bạn dù tỷ lệ thành công tầm 50%. Vẫn còn hơn là một màn hình đen với dòng No bootable device is detected.

5. Không thấy ổ cứng

Với trường hợp không thấy ổ cứng. Lúc này, bạn chỉ có 2 trường hợp, 1 là ổ cứng bị tuột ra khỏi cổng giao tiếp. 2 là ổ cứng bạn bị hư. Thông thường, lỗi No bootable device is detected bị lỗi không thấy ổ cứng không nhiều nên bạn có thể an tâm.

Bạn có thể tìm mở máy ra ra và cắm lại ổ cứng. Nếu vẫn không nhận. Thì có lẻ ổ cứng của bạn đã hư thật sự. Bạn buộc phải thay thế ổ cứng khác.

Tổng kết

Lỗi No bootable device is detected thông thường chỉ nằm ở 1 – 2 trường hợp đầu tiên. Bạn có thể tự khắc phục được. Nếu không được bạn mới đem ra trung tâm. Vì nếu bạn chỉ bị những trường hợp đầu thì đa số trung tâm sẽ không làm giúp bạn. Họ chỉ muốn cài Windows cho nhanh.

Nên việc bạn khắc phục lỗi trước khi mang ra trung tâm sẽ giảm chi phí và thời gian của bạn. Hy vọng sau bài viết bạn có thể tự mình khắc phục được lỗi No bootable device is detected. Chúc bạn thành công.

Previous Post

Tìm hiểu BIOS là gì? Cách phân biệt BIOS và UEFI trên máy tính

Next Post

Cách phân biệt RAM DDR3 và DDR3L đơn giản nhất

Next Post
Cách phân biệt RAM DDR3 và DDR3L?

Cách phân biệt RAM DDR3 và DDR3L đơn giản nhất

Chi tiết cấu hình iPhone 14 Plus: Ram 6GB, Pin Trâu, Chip Apple A15

Chi tiết cấu hình iPhone 14 Plus: Ram 6GB, Pin Trâu, Chip Apple A15

5 Tháng Mười, 2022
iPad là gì? Những loại iPad phổ biến được ưa chuộng hiện nay

iPad là gì? Những loại iPad phổ biến được ưa chuộng hiện nay

17 Tháng Mười, 2022
Thay ổ cứng HDD thành SSD với hiệu năng cao hơn

7 cách tăng tốc khởi động Win 10 đơn giản, cực hiệu quả

10 Tháng Mười Hai, 2021
BIOS là hệ thống thông tin đầu vào/ra cơ bản trên máy tính

Tìm hiểu BIOS là gì? Cách phân biệt BIOS và UEFI trên máy tính

26 Tháng Chín, 2021
Ép xung laptop là gì?

Ép xung CPU laptop là gì? Cần lưu ý những gì khi ép xung CPU máy tính

17 Tháng Hai, 2022
Nguyên nhân máy in hay bị kẹt giấy

Hướng dẫn khắc phục tình trạng máy in bị kẹt giấy

12 Tháng Một, 2022
Quảng cáo
ADVERTISEMENT
iphone 14 Plus dùng được mấy sim

iPhone 14 Plus dùng được mấy sim? Về Việt Nam có khay sim vật lý không?

5 Tháng Mười, 2022

Active Win là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra Win 7 đã Active chưa

23 Tháng Chín, 2021

iPhone 14 Plus ra mắt khi nào? Đặt trước iPhone 14 Plus ở đâu?

5 Tháng Mười, 2022

Cách đưa My Computer ra Desktop Win 10 và Win 7 thuận tiện

23 Tháng Chín, 2021

Top 5 mẫu laptop tốt cho sinh viên dưới 15 triệu bán chạy hiện nay

14 Tháng Mười, 2022

4 cách kiểm tra driver card màn hình đơn giản mà hiệu quả

12 Tháng Một, 2022

So sánh tản nhiệt nước và tản nhiệt khí: Nên chọn loại nào tốt hơn?

23 Tháng Chín, 2021

Tổng hợp cách kiểm tra RAM laptop trên Windows và MacBook

20 Tháng Mười, 2021

Bỏ túi 9 cách làm cho iPad mượt hơn

12 Tháng Một, 2023

Cách tìm kiếm, cài đặt và kiểm tra driver còn thiếu trên Windows

12 Tháng Một, 2022

Laptopstar | Blog chia sẻ mẹo hay laptop, giúp bạn tối ưu hiệu suất laptop

Chuyên mục

  • Bàn phím
  • Bệnh viện laptop
  • Camera
  • Chưa được phân loại
  • CPU
  • Font chữ
  • Kinh nghiệm
  • Laptop – PC
  • Loa
  • Máy in
  • Mẹo hay
  • Phần mềm – Ứng dụng
  • Thẻ nhớ
  • Tin công nghệ

Recent News

Tìm hiểu một số lệnh kiểm tra cấu hình máy tính?

Lệnh kiểm tra cấu hình máy tính nhanh chóng, chính xác bạn nên biết

8 Tháng Hai, 2023
Kiểm tra cấu hình laptop Dell

2 cách kiểm tra cấu hình laptop Dell đơn giản và nhanh chóng

3 Tháng Hai, 2023

No Result
View All Result
  • Home