Người dùng đã bao giờ gặp tình huống khởi động máy tính không lên màn hình Desktop trong khi vẫn có tiếng máy chạy, thậm chí nhìn thấy cả con trỏ chuột? Nếu bạn đang gặp tình huống tương tự thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp sửa lỗi này nhanh chóng nhé!
Nguyên nhân lỗi máy tính không lên màn hình Desktop
Với lỗi máy tính Windows 10 không hiện màn hình Desktop có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do vậy, điều đầu tiên bạn cần làm chính là xác định nguyên nhân gây lỗi để từ đó áp dụng cách khắc phục phù hợp nhất.
- Lỗi máy PC hoặc laptop không lên màn hình desktop có thể do card màn hình đã bị hư hỏng. Mặc dù case máy vẫn chạy bình thường nhưng màn hình vẫn không thể hiển thị.
- Do máy tính bị lỏng RAM hoặc khe RAM bị lệch, bám bụi bẩn, khiến các thiết bị ngoại vi như màn hình, chuột, bàn phím máy tính không thể nhận được tín hiệu dù đèn tín hiệu trên máy tính vẫn báo sáng.
- Lỗi dây cáp kết nối bị hỏng hoặc cổng kết nối từ case máy tính đến màn hình bị lỏng, hay hư hỏng cũng khiến màn hình không nhận được tín hiệu, không lên.
- Khi dây nguồn màn hình bị hỏng hoặc người dùng chưa bật màn hình lên.
- Do dây cáp kết nối bàn phím và màn hình máy tính bị lỏng, hư hỏng dẫn đến không truyền và nhận được tín hiệu lên màn hình.
- Ngoài ra, nếu máy tính gặp lỗi khởi động lại liên tục cũng khiến màn hình máy không lên.
Cách khắc phục lỗi không hiển thị màn hình Desktop
1. Thử khởi động lại máy tính
Một trong những cách sửa lỗi được nhiều người áp dụng để khắc phục máy tính không lên màn hình Desktop do lỗi phần mềm chính là khởi khởi động lại máy tính Windows. Trường hợp máy tính Windows trước đó chưa được tắt hoàn toàn cho nên khi khởi động lại hệ thống bạn sẽ thấy màn hình không bật lên. Trường hợp này tuy không thường gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy thử tắt máy tính hoàn toàn rồi khởi động lại máy xem có khắc phục được lỗi không. Để tắt máy tính, bạn hãy nhấn nút nguồn Power khoảng 7 – 10 giây đợi cho máy tính tắt hẳn. Sau đó bạn chờ khoảng 1-2 phút rồi nhấn tiếp nút Power để khởi động lại máy.
2. Kiểm tra dây kết nối màn hình
Trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện dây cáp nối màn hình bị lỏng khiến màn hình máy tính bị xanh lá cây thì bạn có thể rút dây ra rồi cắm lại để kiểm tra xem màn hình có lên không. Trường hợp nếu dây cáp bị hỏng bạn có thể dùng một dây cáp khác để kiểm tra hoặc thay thế kịp thời để sửa lỗi máy tính không hiện màn hình desktop. Bạn đừng quên vặn chặt hai con ốc bên cạnh đầu cáp nối để đảm bảo chắc chắn, không bị lỏng.
3. Vệ sinh và điều chỉnh lại khe RAM
Lỗi máy tính đã bật nhưng không hiện màn hình desktop có thể do khe RAM bị bẩn hoặc bị lỏng sau một thời gian dài sử dụng hoặc do va đập. Nếu máy tính PC của bạn gặp lỗi này thì hãy tắt máy hoàn toàn rồi ngắt kết nối máy tính với nguồn điện. Tiếp theo bạn tiến hành tháo lắp bên hông case máy tính ra. Bạn cần kiểm tra và vệ sinh khe RAM rồi lắp lại, điều chỉnh cho chắc chắn. Cuối cùng, bạn thử khởi động lại máy tính để kiểm tra lỗi màn hình đã khắc phục hay chưa.
Với những người không quá am hiểu về máy tính thì lời khuyên là không nên tự thực hiện cách này. Tốt nhất bạn hãy mang mang đến các địa chỉ sửa chữa và bảo hành máy tính uy tín để được hỗ trợ khắc phục sự cố nhanh nhất có thể.
4. Kiểm tra bo mạch chủ
Sau khi đã thử tất cả các cách trên mà bạn vẫn chưa sửa được lỗi máy tính không hiện màn hình desktop thì khả năng cao là bo mạch chủ của máy đã bị lỗi. Khi gặp trường hợp này, bạn cần kiểm tra và khắc phục các sự cố trên bo mạch chủ.
Nếu bo mạch chủ máy tính đã bị hư hỏng, thì chỉ còn cách thay thế bo mạch chủ mới. Đồng thời, với lỗi này người dùng nên mang máy đến trung tâm bảo hành và sửa chữa máy tính uy tín để được hỗ trợ sửa chữa, thay thế kịp thời, đảm bảo an toàn cho máy tính.
Với bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp đến người dùng những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi máy tính không lên màn hình Desktop nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được người dùng trong quá trình sử dụng thiết bị nếu chẳng may gặp lỗi tương tự.